Thứ hai, ngày 29 tháng 4 năm 2024 Thư điện tử Liên hệ Sơ đồ trang
Bạn thấy nội dung trên Cổng thông tin Huyện Yên Định như thế nào?
132 người đã bình chọn
8 người đang online

Di tích lịch sử văn hóa Đình-Đền thờ Bia ký lang Duyên thượng xã Định liên

100%

Tổ chức lễ hội vào ngày 13/11 âm lịch hàng năm

          

.        DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH – ĐỀN THỜ BIA KÝ

LÀNG DIÊN THƯỢNG XÃ ĐỊNH LIÊN, HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA 

Di tích Đình-Đền thờ Bia ký làng Diên thượng hay còn gọi là Đình Dền ngoài tên gọi chính ra còn có nhiểu tên khác như: Đình thờ Phương Dung công chúa; Đức Thánh lưỡng; Quản gia đô bác. Đó là tên chung mà nhân dân quen gọi như vậy. Sở dĩ đình có những tên gọi như vây là do trong đình phối thờ các bậc linh thần, họ là nhưng bậc nhân thân có công giúp nước cứu dân, công lao của họ được nhân dân nhắc  tới, quốc sử lưu truyền, triều đình ghi nhớ, do vậy khi mất họ được nhân dân thở phụng. Như vậy ta có thể thấy Đình làng Diên thượng ngoài tên chính thức còn có năm tên khác nhau nữa nhưng chung quy chỉ là một bởi đấy là cách gọi theo địa danh, chức tước, cách gọi nôm, gọi theo phẩm trật, tùy theo cách hiểu của mọi người.

Di tích lịch sử văn hóa Đình-Đền bia ký làng Duyên thượng

Đình – Đền thờ làng Diên thượng (nay là làng Duyên thượng) nằm trên địa bàn thôn Duyên thượng xã Định liên, huyện Yên Đinh, tỉnh Thanh hóa, vốn xưa thuộc tổng Đa lộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh hóa. Đây là vùng đất mang nhiểu dấu tích lich sử như dòng sông Mã đã cắt nắn dòng từ vùng Đa nê (Yên thọ) về núi sét (Định Hải) từ thời Tiền-Lê  của thế kỷ X- XI.

cổng đình làng

Di tích Đình – Đền thờ  làng Diên thượng là Di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật, các nhận vật được phối thờ trong đình đều là những nhân vật lịch sử có lai lịch rõ ràng, họ là những thần nhân rất mực linh thiêng có đức với nhân dân được nhân dân khắp nơi mến mộ. chính điều đó đã nói lên nét đẹp văn hóa tinh thần cúa người dân làng Diên thượng, nơi đây luôn vươn lên hướng về cội nguồn.

Di tích Đình – Đền thờ làng Diên thượng đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa Đình – Đền thờ - Bia ký  cấp tỉnh theo quyết định số 385/QĐ-VHTT của giám đốc sở Văn hóa, thể thao và du lịch ngày 28/ 10/ 1999.

Di tích Đình – Đền thờ làng Diên thượng được tọa lạc tại thôn Duyên thượng 1 xã Định Liên, huyện Yên Định, tỉnh Thanh  Hóa.

Diên thượng vùng đất này năm xưa là nơi giao lưu của các ông vua, bà chúa, các bậc túc nho nổi tiếng hay cử nhân như: Trạng Bùng Khùng khắc khoan với anh em dòng họ Lưu ở làng Bái thủy, Quang Lộc Thiếu Khanh phó bảng Lê Đình Chí với anh em họ Lê, hàn lâm viện thừa chí Hồ Quý Vĩ với anh em họ lê khác…. Họ đã để lại nhưng giai thoại truyền thuyết bất hủ mà con cháu dời sau ghi nhớ đời đời. Không những vậy mà Diên thượng vốn là một vùng đất có vị trí địa lý đặc biệt.

Căn cứ vào “Thanh Hóa chu thần lục” bản dịch viện nghiên cứu Hán nôm thì Đình làng Diên thượng trước đây thờ Phương Dung công chúa là con gái vua Lý Nhân Tông (1072 – 1127) công chúa khi đi du thuyền trên sông thuyền chìm bị chết xác trôi dạt vào bờ thuộc điạ bàn làng. Vua thương xót sai quan thần làm lễ “chiêu độ” cúng cầu hồn và độ cho hồn được siêu thoát, sau đó mai táng và sắc phong  cho nhân dân lập đền thờ làm nơi thờ tự.

Đến niên hiệu vua Trần Thái Tông (1225 – 1258) khi vua thân chinh đi vi hành thiên hạ khi qua Đình làng Diên thượng vua có xa giá vào thăm và thấy hiển ứng, vua bèn sắc cho dân tiền của xây Đình ngày một khang trang hơn và phong tặng là Mỹ tự (tân đep) cho thần là “Phương Dung gia hành trinh thục đoan trang cẩn tiết tân thần vị”.

Theo bia “Diên Đình ký” khắc năm Tự Đức thứ 15 (năm 1862) đời nguyên, tại Đình làng Diên thượng trước đây là một ngôi đình nồi tiếng được nhiều người biết đến rất tiếc mặt trước của bia bị mờ, chỉ còn lại mặt sau ghi tên những người cung tín trên bia và những người khắc tạo bia. Từ đây ta khẳng định  đấy là một mảng tư liệu sống động  bất hủ mà ít nơi có được, các trụ cột bằng đá khắc chữ và lạc khoán ghi tên Diên thượng, đình hiện còn là những minh chứng cụ thể cho sự cung kính của khu đình chẳng hạn như:         

                    Hoàng Phúc tứ quyết thứ

                    Vương đạo quan ư hương

Nghĩa là:

                   Phúc lớn ban rộng khắp thứ dân

                   Đạo vua nhìn về hưng thịnh ở làng  bản.

Đình làng Diên thượng ngoài việc thờ Phương Dung công chúa ra trong đình còn phối thờ các vị thánh thần khác như: Đức Thánh Lưỡng, Quản gia Đô Bác, những người đỗ đạt trong làng, trạng Đức Thanh Lưỡng  ông tên thật là Trần Khát Chân người làng Hà Lương nhân dân thường gọi là Hà Lãng huyện Vĩnh Lộc ông là danh tướng thời Trần đã có công đánh đuổi giặc.

Quản gia Đô bác theo thần tịch vùng ven sông Mã thì Quản gia Đô bác lúc đầu làm quan lang từ ở đất Thiện vực lộ  Vĩnh Ninh, quê gốc ông ở làng Long Xá tên họ là hộ Trịnh, tên gọi là La. Là người tính tình khoan hòa, thông minh trác vĩ, trung tiến. Gia đình có ba anh em hai trai, một gái trưởng là Trịnh La, thứ là Trịnh Tú, út là Thị Ba, vào niên hiệu Hàm thông đời Đường Ý Tông bên bắc quốc có cử Cao Biền sang giữ chức Đô hộ xứ ở nước ta, khi sang tới nơi Cao Biền quan sát núi sông địa hình đất Vĩnh Lộc thấy phong cảnh đẹp liền tính kế lâu dài. Trịnh La không quản mệt nhọc đi theo một làng toan lo công việc, Cao Biền thấy vậy gia cho ông chức “Quản gia nội thương khố” (quan coi kho), về sau ông cáo quan về Cao Biền cho 500 quan tiền nhờ vậy ông trở nên giàu có, ông lấy tiền đó chia cho cac vùng lân cận, cứu những nhà đói rách vì thế khắp nơi ai cũng mến mộ ông, khi ấy người ở làng  Thủy thanh vì thù oán đời thế nên muốn trả thù, hắn tên là Hà Lang muốn kết bạn cùng duyên với Thị Ba (em gái Trịnh La), ông không nghĩ thù oán nên bèn đồng ý gã em gái Thị Ba cho Hà Lang.

Sống được thời gian Hà Lang đuổi Thị Ba về nhà vào ban đêm khi ấy bên sông lớn trời con rất sớm không có thuyền qua lại, Thị Ba bèn lội qua sông để về  không biết âm mưu của Hà Lang  Trình La và Trịnh Tú nghe tiếng kêu cứu của em gái  mình bèn  đưa thuyền ra cứu em không ngờ thuyền vừa vào gần bờ  bị Hà Lang phục giết lúc đó vào ngày 14/ 11, lúc đó trời giá lạnh, trải qua ba ngày  không ai biết khi xác trôi vào ngã ba sông đến  bến chiêu Đức thì dừng lại (Bến chiêu đức là quê ngoại  của Trịnh La và là quê vợ của ông) . Sau  5 ngày Cao Biền mới biết vì thương tiếc và cho mai táng ở núi chi đức và xây mộ ở đó, sau này vợ mất cũng chôn ở đấy. Cao Biền phong cho ông quản gia đô bác thần vương và cho phép nhân ở hai bên bờ sông  lập đền thờ ông trong số đó có Đền thờ làng Diên thượng, Đình –Đền thờ làng Diên thượng còn là nơi phối thờ  các bậc quan tước, khoa bảng trong làng, trước đây làng còn có Vũ chỉ, Văn thánh khi bị phá nhân dân gộp chung thờ tự các bậc tiên hiền đồng thới là nơi sinh hoạt văn hóa của làng.

Di tích Đình-Đền thờ Bia ký làng Diên thượng được xây dựng trên khu đất rông ở giữa làng, gần bên trái đình là văn miếu cao chót vót, trưc văn miều là một ngôi nhà Võ chỉ. Đình kiến trúc theo kiểu chữ đinh, tiền đường và hậu cung, đây là kiểu  kiền trúc truyền thống mà chúng ta thường gặp  hai bên có hai trụ chung theo kiểu 4 mái chái vẫy. Căn cứ vào lục khoản ghi  trên thượng lương thì đình được xây dựng lại từ niên hiệu Tự Đức thứ 21 (1868) và được trùng tu lại vào năm Bảo Đại thứ 11 (1937)  năm Bính tý.

Dãy tiền đường là một ngôi nhà 5 gian 2 chái, ngày xưa kiến trúc kiểu 4 mái, nhà để trống sao đó do nhu cầu sử dụng xây tường hậu, hai hồi và cuốn cót (tường hiên trước) hai gian ở hai hồi.

Di tích Đình-Đền thờ thuộc thửa đất 196, với diện tích là 1394,7m2  quy hoạch và phê duyệt ngày 16/ 3/ 2017 của UBND xã Định Liên.

 

Cấu trúc của Đình-Đền thờ Bia ký gồm có:

- Ngôi nhà chính tẩm (hậu cung) 3 gian có chiều dài 10 mét, rộng 5 mét.

- Ngôi tiền đường 7 gian 2 chái (Kiến trúc kiểu 4 mái) ngày xưa để trống nay đã xây 3 mặt, chiều dài 7 gian là 24,20m.

Cấu trúc mặt bằng ngang gồm 6 hàng cột, rộng 9,5m, hai cột cái cách nhau 3,30m.

Cột cách cột quân từ 1,50m đến 1,55m.

Cột quân đến cột hiên  1,25m, gia hiên trước sau  0,32m

Hàng hiên trước và hiên sau là bằn đá vuông, hiên sau giáp với chính tẩm 3 gian.

Kết cấu kiến trúc của Đình: Nhà làm theo kiểu 4 mái gồm 5 giam chính, hai hồ có 2 gian mái hiên theo kiểu chái chùa ở 4 góc có xã bắt quyết nối 4 mái với nhau, 2 hồi vì m1 và vì 8 có cột hiên mái chảy.

- Hai vì: vì 2 và vì 7 ở nóc có dầu hổ phù đối dieenjj, nét chạm trổ tinh túy có đoạn rường chồng nóc nối giữa cột cái và cột quân có kẻ chuyền, thượng kẻ, hai con ngang, Nối giữa cột quân với cột hiện có kẻ chuyền cũ trước và sau.

- Hai vì: vì 3 và vì 6 có cấu trúc giống nhau, đăng đối, nóc chồng rường hai bên  ở giữa có giã chuông trụ tròn, đấu thượng hạ có quả bắp lại có chồng rường quang đèn, bên dưới nối cột cái với cột quân chó kẻ chuyền trên, bên dưới là con ngang cột quân và cột hiên có kẻ cột quân cột hiên có cột đá, đấu đá đỡ kẻ.

- Hai vì: vì 4 và vì 5 (hai vì giữa đối diện nhau có kết cấu giống nhau) nóc chồng rường như các vì 3 và vì 6 còn nối cột cái với cột quân thay thế kẻ là bức chạm nổi hình linh, tứ quý (cả hai mặt bốn bức) rất sinh động đăng đối nhau bên dưới có con ngang , nối cột quân và cột hiên trước sau theo kiểu vì 3 và vì 6.

Đặc biệt ở vị trí dưới câu đầu quá giang hai vì giữa chó 4 đầu dư chạm trõ tinh vi cân đối, đăng đối nhau.

- Kết cấu xã dọc ở cột cái, cột quân đều có xà thượng , xà hạ, mặt thượng hạ phẳng, mặt đối diện (trước sau) lăn tròn soi sống cạnh lác. Riêng xà đại gian giữa có bức rồng chầu mặt nhật, trên xà đại cái sau có bức Đại tự “Thánh thọ Vô cương

          Tóm lại về kiến trúc đình Diên thượng có quy mô to lớn, cấu trúc đăng đối độc đáo ở 4 cột  8 vì đường nét chạm trổ trau chút tinh xảo. Di tích kiến trúc có  niên đại cuối Lê đầu Nguyễn (thế kỷ XVIII – XIX) hiên trước, hiên sau làm bằng cột đá vuông, cột cái cao 4,52, đường kính 0,35m, cột quân cao 3,45m đường kính 0,30m, cột đá hiên cao 2,33m, vuông 0,32m X 0,22m. Hai cột đá hiên sau (gian giữa) có chạm 4 bức câu đối, 6 cột hiên trước có 10 bức câu đối khắc nối vào cột đá .

          Trong đình còn có 01 bia ký ghi lại quá trình trùng tu đình (song bị mờ mặt trước, chỉ còn  mặt sau ghi công đức), bia hai mặt chữ, dựng niên   hiệu Tự Đức 21 năm 1868, bia cao 1,35m, rộng 0,75m, dày 0,20m bia đăt trên bệ đá hình chữ nhật./.

°